image banner
TIN HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI

Hòa giải ở cơ sở là giải quyết tranh chấp trong cộng đồng dân cư, cho thấy rằng nó có vị trí, vai trò quan trọng  để góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là hoạt động mang tính tự nguyện, tính xã hội và nhân văn sâu sắc. hoạt động hòa giải ở cơ sở về bản chất là hướng dẫn, giúp đỡ thông qua việc thuyết phục, vận động các bên đi đến thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và Nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

          Mặt trận và các Hội đoàn thể đóng vai trò quan trọng trong công tác phối hợp tham gia thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, trước hết thể hiện qua việc tổ chức, xây dựng các Ban hoà giải, lựa chọn, giới thiệu những người tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn là thành Viên Ban hòa giải;

 

anh tin bai


Hiện nay trên địa bàn xã có 01 Hội đồng hòa giải xã gồm 8 hòa giải viên, trong đó có 5 nam, 3 nữ; Ban hòa giải thôn có 36 hòa giải viên. Trong đó có 26 nam, 10 nữ; 26 hòa giải viên là cán bộ Mặt trận và các Hội đoàn thể. Thành phần Ban hòa giải gồm

trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn, Trưởng các chi hội đoàn thể, thành viên hội đồng hòa giải xã cũng như thôn đều là công tác kiêm nhiệm, nhưng các đ/c đều nêu cao vai trò trách nhiệm, sắp xếp thời gian tham gia đầy đủ, xem công tác hòa giải là nhiệm vụ cấp thiết cần phải giải quyết kịp thời, không để đơn thư trể hạn, hoặc kéo dài Hoạt động hòa giải góp phần tăng cường đoàn kết trong cộng đồng dân cư, phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, giảm đi các vụ việc phải xét xử tại Tòa án; nhiều mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân được giải quyết kịp thời, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo.

        9 tháng đầu năm 2024 có 100% các vụ việc xảy ra ở địa phương đã được Hội đồng hòa giải xã và ban hòa giải các thôn tiến hành. Kết quả có 63/54 số vụ việc được hòa giải thành đạt 85,71%. Trong đó nội dung hòa giải chủ yếu liên quan về lĩnh vực đất đai; mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình do khác nhau về quan niệm sống, lối sống; mâu thuẫn giữa các cá nhân trong quan hệ xóm làng; tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh trong dân sự.

        Nguyên nhân xảy ra tranh chấp ngày càng nhiều là do một phần đất đai tăng giá.Vì vậy, có thể khẳng định hòa giải ở cơ sở giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần vào củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

TRANG TRUYỀN HÌNH
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập